Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017

Mặt dán sứ là gì ? giá bao nhiêu tiền ??

Mặt dán sứ Veneer giá bao nhiêu tiền?

Mặt dán sứ Veneer được coi là phương pháp phục hình thẩm mỹ vừa hiệu quả, chịu lực tốt lại không làm tổn thương răng thật nên nhận được rất nhiều quan tâm của khách hàng. Mong muốn phục hình thẩm mỹ cho phần “gốc con người” nhưng nhiều khách hàng vẫn còn thắc mắc về chi phí của dịch vụ. Vậy mặt dán sứ Veneer giá bao nhiêu tiền? Nha khoa Tâm Nhất sẽ giải đáp thắc mắc này giùm bạn.
mat-dan-su-veneer-tham-my-nu-cuoi-Dental-Veneer

Mặt dán sứ Veneer giá bao nhiêu tiền?

    Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ đánh giá tổng quát sức khỏe răng miệng bệnh nhân và nếu bạn đang mắc phải các vấn đề như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu …thì cần điều trị triệt để trước khi thực hiện dán mặt sứ Veneer. Vì thế, nếu có bệnh lý răng thì chi phí điều trị của bạn sẽ chênh lệch một chút so với bảng giá chính thức.
    Khi điều trị tại Nha Khoa Bảo An, bạn duy nhất chỉ phải trả chi phí của mặt dán Veneer, còn các thao tác khác như: thăm khám, gây tê trước phẫu thuật, kiểm tra sau phục hình…đều được chúng tôi thực hiện miễn phí cho tất cả khách hàng.
    Chi phí thực hiện mặt dán sứ Veneer hiện nay tại nha khoa Bao an là: 5.000.000/1 răng

Vì sao giá của mặt dán Veneer lại cao?

    Đây là một trong những thắc mắc đầu tiên của khách hàng khi tìm hiểu về kỹ thuật này. Sở dĩ mặt dán sứ Veneer cao như vậy bởi vì:
 Mặt dán sứ Veneer được chế tạo từ chất liệu sứ tinh khiết, được nhập khẩu từ nước ngoài nên có màu sắc đẹp cũng như độ cứng cao, thỏa mãn các yêu cầu thẩm mỹ khắt khe của mặt dán thẩm mỹ. Thông thường, chất liệu phổ biến là sứ Cercon hay E.max, vốn đã có chi phí khá cao.
 Mặt dán sứ Veneer chỉ cần mài một lớp mỏng chỉ 0.3–0.6 mm trên mặt trước của răng nên đòi hỏi phải sử dụng các hệ thống máy móc tiên tiến mới đảm bảo mặt dán đạt được các hiệu quả và độ chính xác cao nhất.
–  Công nghệ chế tác mặt dán sứ Veneer hiện đại tại trung tâm mang lại những ưu điểm vượt trội sau:
+ Ghi nhận thông tin chính xác của các răng thật để chế tác mặt dán Veneer có màu sắc trùng với màu răng tự nhiên, hài hòa trên tổng thể toàn hàm; màu trong sáng, đẹp, không bị đen viền nướu nếu sử dụng lâu dài trong môi trường miệng.
+ Thiết kế mặt dán sứ Veneer yêu cầu chính xác tuyệt đối về tỷ lệ, kích thước với vị trí cần phục hình.
+ Mặt dán sứ được gắn chắc, cố định lâu dài, khó bị rơi ra khi ăn nhai.
+ Công nghệ Labo chế tác mặt sứ Veneer hiện đại giúp quá trình thực hiện được nhanh chóng,an toàn và đạt chất lượng
     Kỹ thuật gắn mặt dán Veneer là một kỹ thuật tinh xảo, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề cao và tinh tế trong việc cắt gọt mặt dán tương xứng với vị trí răng cần phục hình.
veneer-su-gia-bao-nhieu-1
Mọi thông tin chi tiết liên quan đến dịch vụ nha khoa các bạn hãy liên hệ trực tiếp với nha khoa Bảo An để được tư vấn chính xác nhất.Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách,chúc quý khách có một ngày làm việc thành công và may mắn.

Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017

Chữa tủy răng là gì ? chữa tủy răng như thế nào ??

Chữa tủy răng là gì? Chữa tủy răng có đau không ?

Chữa Tủy răng là gì? Trước hết chúng ta cần có cái nhìn tổng quát về tủy răng mới có cách thức chữa tủy răng hợp lý.


Cấu tạo của tủy răng – Hướng dẫn chữa tủy răng tại Nha Khoa Bảo An
Tủy răng theo như nghiên cứu  là một loại tổ chức liên kết chứa nhiều mạch máu và thần kinh nằm ở giữa răng, bên trong hai lớp mô cứng là men và ngà răng, tủy răng có ở cả thân răng và chân răng, tủy thân răng được bao bọc bởi ngà răng và men răng, tủy chân răng được bao phủ bởi ngà răng và cement răng. Mục đích quan trọng của việc chữa tủy răng là lấy hết được tủy răng bị viêm ra khỏi toàn bộ hệ thống ống tủy và hàn trám bù đầy đủ chất hàn vào hệ thống ống tủy đó để bảo tồn răng, giữ lại răng thực hiện chức năng ăn nhai mà không còn triệu chứng đau đớn của viêm tủy răng
Nguyên nhân bị bệnh do đâu?
Viêm tủy răng thường bắt đầu từ sâu răng, sâu răng gây ê buốt khi có nóng, lạnh, chua, ngọt. Nếu trong giai đoạn này răng sâu được chữa trị kịp thời thì sẽ tránh được bệnh tủy răng. Ngoài ra bệnh tủy răng còn có thể do các nguyên nhân khác như vỡ hay mẻ răng, do chấn thương làm đứt mạch máu nuôi tủy răng, mòn răng quá nhiều, viêm tủy do viêm quanh răng. Nên đi khám và chữa tủy răng sớm nhất có thể

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tủy răng

Viêm tủy răng có thể là viêm cấp hoặc viêm mạn, viêm cấp gây ra những cơn đau dữ dội, viêm mạn có thể đau cơn hoặc đau liên tục, cường độ đau ít hơn viêm cấp.
Chua tuy rang - Chữa tủy răng
Quá trình chữa tủy răng tại Nha Khoa Bảo An
Đau răng thành từng cơn, vừa đau vừa buốt hoặc chỉ đau mà không buốt, mỗi cơn đau thường kéo dài từ 3 đến 30 phút, có thể đau mức độ nhẹ tại chỗ hoặc đau dữ dội lan ra xung quanh và lên đầu, đau có thể giật theo mạch nhịp đập. Cơn đau xuất hiện tự nhiên hoặc sau khi có kích thích hoặc thay đổi áp suất (ví dụ đi máy bay), khi hết cơn đau bệnh nhân lại thấy dễ chịu hoàn toàn. Đau tủy răng là một cấp cứu nha khoa, nhiều trường hợp bệnh nhân đau uống thuốc giảm đau không tác dụng. Khi người bệnh nhai vào răng viêm tủy thì hơi đau, có thể có cảm giác răng lung lay. Nếu không được điều trị thì đau tủy kéo dài tới khi tủy chết, nhiều người bệnh chủ quan cho rằng răng đã tự khỏi mà không biết rằng nhiễm khuẩn sẽ đi ra vùng quanh chóp chân răng. Răng viêm tủy có thể có lỗ sâu, vỡ rạn răng, mòn răng hoặc viêm nha chu.

Hậu quả của viêm tủy răng

Tủy răng viêm sẽ bị xung huyết, giãn mạch, tăng áp lực trong lòng mạch. Tuy nhiên tủy răng được bao bọc bởi một vỏ cứng nên không thể phồng lên được, điều này dẫn đến tăng áp suất trong buồng tủy gây chết tủy. Răng chết tủy không được điều trị dẫn đến viêm quanh chóp chân răng, áp xe quanh chóp răng.
Hậu quả của viêm tủy còn là việc vi khuẩn xâm nhập qua hệ thống ống tủy tới vùng chóp răng gây viêm và apxe quanh chóp răng nếu không chữa tủy răng kịp thời

Cách chữa tủy răng như thế nào?

Bệnh nhân đau tủy răng có thể dùng thuốc giảm đau tạm thời, khi dùng thuốc phải chú ý tác dụng phụ của thuốc trên đường tiêu hóa và tác dụng toàn thân khác, cần phải khẩn trương đến bác sĩ răng hàm mặt để điều trị triệt để bệnh tủy răng.
Bệnh nhân có răng đau tủy cần tới bác sĩ nha khoa để khám chẩn đoán bệnh và chữa tủy răng hợp lý. Nếu răng có chỉ định nhổ thì nên nhổ răng sớm để loại bỏ triệu chứng đau, nếu răng có chỉ định bảo tồn thì sẽ được điều trị tủy. Nếu bệnh nhân đau ít, cơn đau ngắn (3-5 phút) thì có thể theo dõi tủy răng, nếu răng bị sâu thì cần làm sạch ngà mủn vì ngà mủn có nhiều vi khuẩn rồi trám kín bằng hydroxit canxi, tránh kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt. Nếu đau giảm thì không cần lấy bỏ tủy răng, thời gian theo dõi khoảng 6 tháng, phương pháp này gọi là hàn theo dõi. Nếu đau tăng lên thì cần lấy bỏ tủy, bệnh nhân sẽ được bác sĩ gây tê tại chỗ quanh chân răng và khoan mở tủy, lấy sạch tủy và tạo hình hệ thống ống tủy để các ống tủy có hình thuôn thích hợp cho việc hàn kín ống tủy. Hiện nay có nhiều loại dụng cụ nong và phương pháp tạo hình ống tủy nhưng đều có đặc điểm chung là dùng các lưỡi cắt trên cây nong ống tủy để lấy bớt ngà ở thành ống tủy và mở rộng ống tủy, trong quá trình nong rộng này không được đưa dụng cụ đi ra ngoài chóp răng. Việc lấy bỏ tủy và nong rộng ống tủy đòi hỏi sự kiên trì tỉ mỉ, có những trường hợp ống tủy nhỏ phải nong ống tủy rộng ra rồi mới lấy được hết tủy. Trong quá trình nong rộng ống tủy sẽ tạo ra các mùn ngà, một phần việc quan trọng là không được đẩy các mùn ngà xuống chóp chân răng. Quá trình nong rộng ống tủy phải kết hợp với bơm rửa nước natri hypochlorid 2,5% và các dung dịch bôi trơn để đưa các mùn ngà ra ngoài.
Bác sĩ nha khoa chữa tủy răng sẽ đo chiều dài ống tủy bằng máy đo độ dài (máy apex locator), sau khi ống tủy đã được làm sạch và tạo hình thuôn thích hợp cho việc trám kín thì làm khô ống tủy và hàn ống tủy bằng gutta-percha, đây là một loại nhựa cây có tính dẻo tương đối, chảy lỏng khi làm nóng và được bơm vào ống tủy. Quá trình hàn ống tủy được kiểm soát bằng Xquang kỹ thuật số, gutta-percha có đặc tính khi nguội sẽ co lại, do đó gutta-percha sau khi nguội sẽ được ép chặt vào các thành ống tủy bằng các cây lèn thích hợp, sau đó bác sĩ tiếp tục bơm thêm gutta-percha, lỗ sâu thân răng sẽ được hàn bằng amalgam hoặc composite.
Máy đo chiều dài ống tủy
Các răng sau khi chữa tủy răng có tuổi thọ và cảm giác kém hơn răng còn tủy, dễ bị gãy vỡ do giòn hơn, đổi màu răng sau 3 đến 5 năm điều trị bởi không còn tủy là cơ quan cảm giác và dinh dưỡng cho răng nữa. Răng đã được điều trị tủy nên được bọc bảo vệ bởi một vỏ răng nhân tạo có thể bằng sứ hoặc thép để tăng cường tính chịu lực, giảm nguy cơ gãy vỡ cho răng
Phòng chữa tủy răng
Để phòng tránh bệnh viêm tủy răng, mỗi người nên đi kiểm tra răng để khám và chữa tủy răng  định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện các răng sâu và chữa kịp thời, nếu có bệnh viêm lợi và viêm quanh răng thì nên chữa trị ngay, tránh không nhai vật cứng trong khẩu phần ăn như sụn, bánh mì, cá mực…
Thường xuyên cạo vôi răngtẩy trắng răng ở các trung tâm nha khoa thẩm mỹ để phát hiện các bệnh liên quan đến tủy răng sớm nhất!!!

Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

NGUYÊN NHÂN CÁCH ĐIỀU TRỊ CHẢY MÁU CHÂN RĂNG

NGUYÊN NHÂN, CÁcH ĐIỀU TRỊ BỆNH CHẢY MÁU CHÂN RĂNG HIỆU QUẢ!

Chảy máu chân răng là tình trạng thường gặp ở rất nhiều người. Tuy nhiên, nguyên nhân tại sao bị chảy máu chân răng lại là điều không phải ai cũng biết. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về bệnh và cách điều trị bệnh hiệu quả nhất

1. Nguyên nhân gây chảy máu chân răng 

♦ Do các bệnh lý về nướu, nha chu
Nguyên nhân chảy máu chân răng thường gặp nhất là do viêm lợi, viêm quanh răng. Đó là tình trạng tổn thương mô nha chu khiến lợi bị viêm, sưng đỏ, sung huyết nên dễ chảy máu khi có tác động như đánh răng. Các vấn đề về lợi, nha chu chủ yếu do những mảng bám cao răng gây ra.

Tình trạng viêm nướu là một trong những nguyên nhân gây chảy máu chân răng
Khi cao răng bám vào trên thân răng, xung quanh cổ răng hay dưới nướu sẽ là môi trường do vi khuẩn gây bệnh phát triển. Các vi khuẩn này sẽ tác động đến lợi, là mất đi các mô liên kết giữa lợi và răng, khiến cho răng trở nên lỏng lẻo và lợi cũng dần có biểu hiện sưng tấy, đau nhức và chảy máu.
Những thói quen như vệ sinh răng miệng kém, không đánh răng, không lấy cao răng định kì, ăn uống thiếu chất dẫn đến bệnh lý viêm lợi và dễ bị chảy máu chân răng khi đánh răng.
♦ Do xuất huyết giảm tiểu cầu
Xuất huyết giảm tiểu cầu là nguyên nhân hiếm gặp gây nên tình trạng chảy máu chân răng nhưng lại nguy hiểm nếu không được phát triển kịp thời.
Người bị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu khi đánh răng hay bị chảy máu và đi kèm với sốt, xuất hiện những mụn nhỏ li ti dưới da mà không biến mất, làm da bị căng ra. Đây là một dạng bệnh thuộc hệ thống tạo máu, do thiếu một vài yếu tố tham gia vào quá trình đông máu.
♦ Do các bệnh lý cơ thể khác
Một số bệnh về gan, mật cũng gây nên tình trạng chảy máu chân răng khó kiểm soát cho dù bạn có chăm sóc răng miệng tốt. Do gan tham gia vào quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K, khi chức năng gan hoạt động không tốt thì rất dễ gây nên các rối loại về đông máu, làm cho tình trạng chảy máu chân răng diễn ra thường xuyên hơn.


Thiếu Vitamin C gây nên tình trạng chảy máu chân răng
Bên cạnh đó, việc ăn uống thiếu chất, thiếu vitamin C…cũng là một trong những nguyên nhân bị chảy máu chân răng.

2. Cách khắc phục chảy máu chân răng như thế nào?

Biết được những nguyên nhân gây chảy máu chân răng, bạn cần có biện pháp kịp thời để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Một số lời khuyên của bác sĩ như sau:

 Sau khi ăn xong dùng chỉ nha khoa làm sạch mảng bám trên các kẽ răng thay vì dùng tăm xỉa răng. Tăm có thể làm tổn thương chân răng, gây chảy máu và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.

Sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn

 Đánh răng đúng cách, khi chải răng thì để bài chải nghiêng 45 độ, chải từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, không chà ngang hay chải quá mạnh sẽ gây tổn thương men răng và nướu.

 Bạn có thể dùng nước muối sinh lý súc miệng không những làm cho hơi thở thơm tho hơn mà còn hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra.

 Bổ sung thêm các loại vitamin C, D, A thông qua sử dụng các loại rau củ quả tươi sống như cam, chanh, táo, cà rốt…

 Thăm khám răng định kì 3  – 6 tháng/lần tại những trung tâm nha khoa uy tín.

Thực hiện thăm khám răng định kì

3. Lấy cao răng phòng ngừa chảy máu chân răng hiệu quả nhất

Lấy cao răng là một thao tác bắt buộc để phòng ngừa và điều trị tình trạng chảy máu chân răng. Cao răng chứa vi khuẩn là một trong những thủ phạm chính dẫn tới viêm nhiễm nướu và các tổ chức xung quanh răng, do đó, muốn hạn chế chảy máu chân răng, bạn cần tới gặp nha sỹ định kỳ 4-6 tháng/lần để làm sạch cao răng.
Thực tế cho thấy, việc lấy cao răng có thể loại bỏ tới 90% tình trạng chảy máu chân răng nếu nguyên nhân xuất phát từ viêm nướu hay viêm quanh răng. Sau khi hoàn tất việc làm sạch cao răng, loại bỏ ổ viêm nhiễm thì tình trạng chảy máu chân răng cũng giảm dần và cùng với vệ sinh răng miệng tốt thì hiện tượng này sẽ chấm dứt.

Lấy cao răng giúp hạn chế thấp nhất nguy cơ chảy máu chân răng
Đối với các bệnh lý cơ thể khiến cho phần nướu bị chảy máu thì bạn cần có những xét nghiệm cụ thể về máu của bác sỹ chuyên khoa mới có thể xác định cụ thể được và từ đó có phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Hiện nay, lấy cao răng nhẹ nhàng không đau tại Nha khoa Bảo An
đang là sự lựa chọn của hàng nghìn khách hàng. Công nghệ mang những ưu điểm vượt trội, khắc phục hoàn toàn những hạn chế của phương pháp lấy cao răng thông thường.
Hàng ngàn khách hàng đã đặt lòng tin vào nha khoa Bảo An để lấy cao răng, thăm khám và chăm sóc sức khỏe răng miệng định kỳ. Bởi tại đây, đội ngũ bác sỹ được đào tao rất bài bản với sự hỗ trỡ đắc lực của các thiết bị, máy móc tiên tiến đi kèm với chế độ tư vấn và bảo hành tốt, hướng đến sức khỏe răng miệng của khách hàng.

Chủ Nhật, 14 tháng 5, 2017

5 mẹo nhỏ chăm sóc răng miệng

5 mẹo nhỏ chăm sóc sức khoẻ răng miệng

Không gì quý giá bằng một hàm răng đẹp và nụ cười tươi tắn. Sau đây là 5 mẹo nhỏ, đơn giản để duy trì hàm răng khoẻ đẹp của bạn.

1. Hãy chọn loại bàn chải đánh răng phù hợp
Mềm, kích cỡ vừa phải. Loại cứng sẽ gây tổn hại cho nướu răng.
Bàn chải đánh răng cho trẻ em nên chọn loại nhỏ
Bạn có thể chọn 2 loại: bàn chải điện hoặc bàn chải tay, tuỳ theo tính tiện lợi.
Dù chọn loại bàn chải nào, nên thay bàn chải đánh răng 2-3 tháng một lần.
2. Chọn loại kem đánh răng phù hợp
Không chỉ chống sâu răng mà còn bảo vệ răng. Chọn loại có nguồn gốc từ thiên nhiên là tốt nhất.
3. Đánh răng đúng cách
Bạn nên đánh răng 2 lần một ngày, khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.
Tuy nhiên đánh răng nhiều hơn 3 lần một ngày cũng có thể gây hại cho răng
Không đánh răng quá mạnh, có thể gây hại cho răng
Bạn nên đánh răng cả vào những vùng sâu bên trong răng và đánh cả lưỡi.
4. Ăn các loại thực phẩm tốt cho răng
Cần tây, táo là các thực phẩm giúp làm sạch răng bạn sau bữa ăn
Pho mát, các sản phẩm giàu canxi, dứa, các loại hạt như hạnh nhân cũng giúp răng bạn chắc khoẻ.
Các đồ uống phù hợp gồm sữa, nước lọc, và các loại trà không đường.
Không nên ăn quá nhiều đường, kẹo, bim bim, quá nhiều đồ chua.
5. Để có hàm răng trắng
Ngoài bọc men răng, thì các loại thực phẩm như cà rốt, súp lơ, dâu tây, cam giúp làm trắng răng.
Uống nhiều cà phê, trà và rượu có thể ảnh hưởng đến độ trắng của răng. Khi uống cà phê, trà và rượu, bạn nên dùng ống hút để giảm ố răng, giúp răng trắng.

Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017

Hôi miệng nguyên nhân và cách đề phòng


Chứng Hôi Miệng (Halitosis)



Chứng hôi miệng là vấn đề mà nhiều người đã trải qua ít nhất là một lần. Ước tính khoảng 40% dân số chịu chứng hôi miệng mãn tính vào một thời điểm.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng hôi miệng, bao gồm:

  • 1/ Vệ sinh răng miệng kém (không chải răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách)
  • 2/ Bệnh nha chu
  • 3/ Ăn một loại thức ăn nào đó như hành hay tỏi
  • 4/ Hút thuốc và uống rượu
  • 5/ Khô miệng (do sử dụng một số thuốc đặc trị, bất thường của cơ thể và do giảm tiết nước bọt khi ngủ - dẫn đến hiện tượng “hơi thở buổi sáng”)
  • 6/ Bệnh toàn thân như ung thư, đái tháo đường, bất thường về gan và thận...

Một cách để kiểm tra liệu bạn có bị hôi miệng hay không là dùng tay che miệng và mũi, thổi ra, và ngửi hơi thở của mình. Một cách khác là hỏi người mà bạn tin tưởng rằng hơi thở của bạn có mùi hay không. Luôn nhớ rằng có nhiều người bị chứng “hơi thở buổi sáng”, đó là kết quả của sự giảm tiết nước bọt trong khi ngủ và tạo điều kiện acid và thức ăn thừa thối rữa ra trong miệng bạn. Chải răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách trước khi đi ngủ, chải răng và lưỡi vào buổi sáng, thường sẽ hạn chế chứng hôi miệng vào buổi sáng.

Làm Sao Để Tôi Phòng Ngừa Chứng Hôi Miệng?

Bên cạnh việc tránh ăn những thức ăn gây hôi miệng, bạn có thể giảm nguy cơ bị hôi miệng bằng cách:
  • Chải răng kỹ 2 lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa hàng ngày để loại bỏ mảng bám và những mẫu vụn thức ăn. Chải lưỡi của bạn cũng giúp làm giảm chứng hôi miệng.
  • Gỡ răng giả mỗi tối và làm sạch chúng trước khi mang lại vào buổi sáng.
  • Đến nha sĩ khám định kỳ để được kiểm tra và làm sạch răng miệng.


Nếu bị chứng hôi miệng dai dẳng mà không cải thiện được bằng chải răng và dùng chỉ nha khoa, hãy đến gặp nha sĩ để kiểm tra vì nó có thể là dấu chỉ cho một tình trạng nghiêm trọng hơn. Chỉ có nha sĩ mới có thể cho bạn biết liệu bạn có bị bệnh nướu, khô miệng hay sự hình thành mảng bám quá mức là nguyên nhân của hôi miệng hay không.

cách chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bà bầu

Hầu như việc mang thai không gây khó chịu đến răng nhưng rất nhiều phụ nữ mang thai có vấn đề về răng miệng. Các biểu hiện thường thấy là chảy máu, sung huyết, ngứa ở lợi, đau răng. Điều này không tốt cho họ mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi.

Bệnh thường gặp nhất là viêm lợi, có thể không do nhiễm khuẩn mà là do rối loạn tuần hoàn máu ở lợi. Hiện tượng này hay thấy từ tháng thứ 3 và giảm dần đến tháng thứ 8. Người ta thấy rằng một nửa các rối loạn kiểu này cũng như những biến đổi khác trong cơ thể khi mang thai sẽ tự động biến mất sau khi sinh.
Nhưng nếu cứ để tự nhiên, cộng thêm với vấn đề vệ sinh răng miệng không tốt rất có thể răng của những phụ nữ này sẽ bị sâu và bị bệnh nha chu. Những trường hợp chảy máu khi đánh răng, nhức răng rất có thể do chân răng đã bị lộ từ trước, giờ đây những tác động cơ học và rối loạn tuần hoàn làm cho trầm trọng hơn cùng với những viêm nhiễm nếu có đi kèm. Đó chính là hiện tượng sâu răng, người bệnh cần được đi khám và điều trị.

Trước khi mang thai: Nếu trước khi mang thai bạn bị các bệnh răng miệng thì có thể nguy cơ mắc các bệnh này khi mang thai, vì vậy cần phải chăm sóc răng miệng ngay từ khi có ý định mang thai. Điều quan trọng là luôn duy trì vệ sinh răng miệng thật tốt. Chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ, nên sử dụng kem đánh răng có chứa fl uor. Nên dùng chỉ nha tơ để làm sạch các kẽ răng thay cho dùng tăm. Kiểm tra định kỳ răng miệng và điều trị triệt để các bệnh răng miệng nếu đã mắc phải.
Trong thời kỳ mang thai: Trong thời kỳ này người phụ nữ thường có những thay đổi trong cơ thể, hay bị ợ chua, mệt và khó thở, thay đổi thói quen ăn uống… Để tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khoẻ nói chung và đến răng miệng nói riêng nên dùng một miếng băng gạc có kem đánh răng để lau sạch răng và súc miệng lại bằng nước sạch vì phụ nữ mang thai thường hay bị nôn trong mấy tháng đầu, nhất là khi chải răng, dịch axít trong dạ dày lưu lại dễ gây sâu răng.
Hơn nữa thời kỳ thai nghén cũng làm cho phụ nữ ăn uống thất thường, nhiều người ăn đồ ngọt nhiều hơn bình thường nên rất dễ bị sâu răng. Do vậy để tránh mắc bệnh răng miệng, cố gắng ăn những chế phẩm có chứa ít đường mà thay vào đó ăn vị ngọt từ trái cây tươi, nên uống nhiều sữa, ăn ít muối, vừa phải chất béo.
Thay đổi nội tiết cũng làm cho lợi dễ bị viêm và chảy máu, làm nhiều người sợ không đánh răng, nhưng như thế sẽ làm cho tình trạng này trầm trọng hơn. Khi khám bệnh nên báo cho bác sĩ biết người bệnh đang mang thai ở giai đoạn nào để bác sĩ có các biện pháp điều trị phù hợp.

Tuyệt nhiên không nên tự ý dùng thuốc, nhất là không nên sử dụng tetracyclin, vì thuốc này sẽ làm cho răng con bạn sau này có màu nâu hoặc đen. Để những đứa trẻ sẽ có hàm răng khoẻ đẹp nên ăn uống đầy đủ các chất bổ dưỡng, đặc biệt là canxi, cũng không nên ăn nhiều đồ ngọt, chất béo.

Sau khi sinh: Với các quan niệm tiến bộ về dinh dưỡng nên sau khi sinh các sản phụ không phải có chế độ kiêng khem ngặt nghèo như trước, tuy nhiên đối với răng không nên ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Cũng như trong thời kỳ mang thai luôn phải giữ gìn răng miệng thật tốt.
Khi nuôi con một lượng canxi của cơ thể người mẹ được tập trung trong sữa, do vậy cần phải uống sữa thường xuyên và ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung canxi cho chính cơ thể mẹ và trong sữa cho con bú. Trẻ mới sinh ra không có vi khuẩn gây sâu răng, để giữ vệ sinh cho trẻ người lớn không nên hôn vào miệng trẻ và không nên mớm thức ăn cho bé. Nên đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng lần để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh mắc phải

Cần tư vấn thêm về sức khỏe răng miệng cho bà bầu, bạn liên hệ: Nha Khoa Bảo An Gò Vấp
Đc: 217 nguyễn thái sơn phường 7 gò vấp Tp HCM
Hotline: 0918 379 115/ 086681 6562
Facebook: Nha khoa Bảo An Gò Vấp
www.nhakhoabaoan.net

Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

mơ thấy rụng răng là điềm xấu

 thấy rụng răng   điềm xấu?

Chúng ta thường  thấy răng v vụn trong lòng bàn tay hoặc răng rơi ra từng chiếc bị biến dạng  bắt đầu thối rữahoặc đột nhiên các chân răng đều lỏng lẻoVậynhững chiếc ng rụng xuất hiện trong giấc  mang ý nghĩa ?

Những giấc  như vậy không ch làm bạn kinh hoàng  sốc còn để lại ám ảnh suốt cả ngày.Nhiều người bị ám ảnh rằng rụng răng liên quan đến cái chết hoặc liên quan đến việc một thành viên trong gia đình bị bệnh nặng hoặc sắp chết.
Tuy nhiêncác nhà tâm  đã lý giải hiện tượng này  do:
Bạn đang lo lắng về ngoại hình: Hàm răng  nục ười biểu hiện cho ấn tượng đầu tiênnhững cuộc gặp gỡlàm quenngoại giao hoặc những nụ hônâu yếm...   vậykhi bạn  thấy bị rụng răngđó  thể xuất phát từ một nỗi sợ hãitự tin về ngoại hình kém hấp dẫnkhông n ham muốn chuyện tình dục hoặc nỗi lo lắng về tuổi giàRất nhiều phụ nữ ở tuổi trung niêngiai đoạn tiền mãn kinh thường  thấy mình bị rụng răng.
Bạn đang lo lắng về khả năng giao tiếp: Khi bạn bị rụng răng, bạn cũng  thể  một khoảng thời gian khó khăn khi nói chuyện hoặc không nghe  lời mìnnói vậygiấc  rụng răng  thể làm nổi bật một số vấn đề về giao tiếp lẽ bạn đang gặp khó khăn trong việc thể hiện chính mìnhquan điểm của mìnhhoặc không được người khác đón nhận quan điểm.
Bạn đang  sự xấu hổ: Nằm  rụng răng hoặc răng bị thối rữa  thể được xem như nỗi sợ i khicảm thấy xấu hổ hoặc  x ngu ngốc trong một tìnhhuống nào đó.
Rụng răng liên quan đến sự bất lực: Về vấn đề này, răng tượng trưng cho quyền lực  rụng răng trong giấc   thể   cảm thấy bất lựcHãy kiểm nghiệm xem trong hiện tại bạn  cảm thấy thất vọng khi không được ai đó lắng nghe?
Rụng răng liên quan đến sức khỏe: Trong cuốn sách giải thích về giấc  truyền thốngnhững giấc mất răng liên quan đến suy dinh dưỡng hoặc chế độăn uống nghèo nànĐồng thờigiấc  này cũng cảnh báo bạn đang lo lắng về sức khỏe răng miệng của mìnhchẳng hạn như răng đang bị sâuđang phải chỉnhniềng răng..
Rụng răng liên quan đến sự lừa dối: Theo người Châu Á,  một câu tục ngữ rằng răng sẽ rụng nếu bạnnói dốiNhư vậygiấc  ngụ ý bạn đang thiếu trung thực hoặc gian dối về một vấn đề nào đó.
Rất nhiều những ý nghĩa tiềm n đằng sau giấc mơ của bạn. Chìa khóa để giải  những giấc mơ nằmtrong tay chính chủ nhân của chúngNếu biết chủ động quan sát  xem xét những điều đang diễn ra trong cuộc sống xung quanhchúng ta  thể phần nào dẹpbỏ nỗi sợ hãiám ảnh do những cơn ác mộng đem đến.Vậy từ bây giờhãy  bỏ bớt lắng lo để  những giấc ngủ sâu hơn nhé!



Mặt dán sứ là gì ? giá bao nhiêu tiền ??

Mặt dán sứ Veneer giá bao nhiêu tiền? Mặt dán sứ Veneer được coi là phương pháp phục hình thẩm mỹ vừa hiệu quả, chịu lực tốt lại không l...